Xin cám ơn các bạn đã đến thăm Trang Bóng Chuyền Sài Gòn Online! Tâm lí thi đấu trước và trong trận đấu rất quan trọng đến phong độ của cầu thủ!

Tâm lí thi đấu trước và trong trận đấu rất quan trọng đến phong độ của cầu thủ!

Tâm lí thi đấu trước và trong trận đấu rất quan trọng đến phong độ của cầu thủ!

Tâm lí trước và trong thi đấu là vấn đề muôn thửa trong thể thao. Nhưng tôi muốn gửi đến bạn đọc những câu chuyện về tâm lý học trong bóng chuyền nhằm gợi mở với các bạn một vấn đề sâu rộng và trừu tượng. 

Ngày ấy, khoảng tháng 5/1990 trên quê hương Bác có tổ chức giải bóng chuyền Bộ đại học với 6 khu vực trên toàn quốc. Sắp đến giờ thi đấu giữa 2 đội bóng của tôi và đội của anh Trần Đức Phấn (Hiện là Phó Tổng cục trưởng TCTDTT - Phó chủ tịch VFV) và anh Thái Thanh Tùng (HLV trưởng CLB nữ Ninh Bình Liên Việt Post Bank - Cựu HLV trưởng ĐTQG nữ) thuộc Đại học TDTT Từ Sơn. Như thường lệ vốn có trước giờ thi đấu, tôi tìm nhà vệ sinh và vào trong đó tôi gặp anh Phấn. Sau khi khởi động và chờ trận đấu bắt đầu, tôi lại vào nhà vệ sinh rồi lại gặp anh Phấn trong ấy. Rõ ràng , cả tôi và anh Phấn đều không có nhu cầu cần thiết đến như vậy, nhưng do sự lo lắng và trách nhiệm với nhiệm vụ mà cả hai đều có những biểu hiện khác lạ? Đấy là một trạng thái tâm lý các bạn ạ! Kế đến, bản thân tôi, rất sợ những đêm trước của ngày thi đấu với những trận đấu quan trọng, đó là mất ngủ bồn chồn lo lắng không biết ngày mai ra sao, đêm hôm ấy dài lắm các bạn ạ. Thời của chúng tôi, vấn đề tâm lý chỉ xuất hiện trên sân và nơi thi đấu với khán giả trực tiếp. Bởi theo HLV trưởng ĐTQG nam - Trần đình Tiền chia sẻ: Thời của em và anh, mình thi đấu thế nào thì chỉ khán giả trên sân biết. Nhưng ngày nay, các cháu thi đấu thì quê nhà biết, khán giả trên cả nước biết, rồi sau đó hàng ngàn các bình luận trên các trang mạng, áp lực lắm anh ạ! 

Qua các câu chuyện trên, chúng ta đã biết vấn đề tâm lý đã phát sinh rất phổ biến nhưng đều ở những khái niệm chung chung. Con người ta luôn bị cảm xúc chi phối tới những suy nghĩ, những hành vi ý thức và cả vô thức. Cảm xúc là gì? thì cho đến nay chưa có định nghĩa chuẩn mực, chúng ta cứ cho nó là những biểu hiện của tâm lý con người. Có học thuyết cho rằng cảm xúc có 17 trạng thái cơ bản, cũng có học thuyết cho rằng cảm xúc có 8 trạng thái cơ bản. Tựu chung lại là những: Buồn, vui, lo lắng, hân hoan, giận dữ, bực tức...Vậy những VĐV có biểu hiện tâm lý trước giờ thi đấu có đáng yêu không các bạn? Họ lo lắng với trách nhiệm được cả tổ quốc giao cho, của HLV của đồng đội, của khán giả, họ đáng yêu lắm chứ! 

Trong thể thao, nếu chu đáo hơn, hoàn thiện hơn chúng ta cần phải có thêm một trợ lý HLV phụ trách về tâm lý VĐV các bạn ạ! 

Tâm lý học trong bóng chuyền nếu ta biết khắc phục thì giải quyết được rất nhiều vấn đề, có những HLV thời là VĐV thi đấu rất bình thường nhưng khi trở thành HLV thì học trò yêu quý và cống hiến hết mình. Ông ta có khiếu bẩm sinh về tâm lý học, ông ấy biết cho đi và nhận lại vị ngọt của thành quả. Bây giờ tôi sẽ nói về vài trường hợp tâm lý thi đấu nhiều người biết đến nhé. Ví dụ như trường hợp của Nguyễn Văn Quốc Duy, cầu thủ đối chuyền này nếu thỉnh thoảng mới tấn công thì không đáng sợ, thậm chí coi như cất đi. Nhưng nếu Quốc Duy tấn công liên tục thì quả là bùng nổ đáng sợ. Tại sao vậy? Đó là sự thả lỏng cơ thể, thoả mái, tuyến mồ hôi hoạt động nhiều sẽ giúp VĐV quên đi những lo lắng mà rơi vào trạng thái thăng hoa hoạt động trên 100% sức khoẻ vốn có. Với trường hợp của Quốc Duy thì bắt khởi động kỹ và hò hét động viên chạy nhảy khắp sân. Nhưng với "Lão tướng" Giang Văn Đức thì anh ấy luôn nghĩ đến việc an toàn, nếu bắt anh ấy hò hét và khởi động nhiều thì sức đâu mà chuyền. Nếu một đội bóng chuyền mà thi đấu trong im lặng thì sao nhỉ? Âm thanh thoát ra từ buồng phổi, thanh quản quan trọng lắm đến việc thi đấu, tôi đã chứng kiến những buổi tập của một CLB bóng chuyền Nhật Bản, họ luôn hô to khi đỡ bóng và tấn công. Như vậy, việc hiểu biết tâm lý từng VĐV và tạo không khí trên sân chính là những vấn đề liên quan đến tâm lý VĐV, không khí trên sân chính là căn nguyên của việc giúp cả đội thăng hoa. 

Còn với những VĐV non trẻ mới thi đấu thì sao? 

Họ lo lắng, hồi hộp đến cuống cả chân tay, run ấy chứ. Với những trường hợp này không thể quát mắng trước tập thể mà nên tâm sự cá nhân, điều gì giấu được thì giấu, nói điều gì có lợi thì cho VĐV biết. Xin đừng hứa hẹn điều gì to lớn tới tương lai sự nghiệp của VĐV trẻ, làm thế họ còn lo lắng hơn. Chiêu trò, khích tướng với mấy ngôi sao cũng là một liệu pháp tâm lý tốt, chúng ta nêu khó khăn và trông cậy cả vào mấy ông tướng thế nào các ông ấy cũng hết mình các bạn ạ. Chẳng hạn: Trận đấu ngày mai sẽ khó khăn ngang ngửa đây không biết thắng thế nào T nhỉ? Cậu T sẽ nói anh yên tâm để em, mình sẽ thắng. Khó khăn nhất trong vấn để tâm lý với trường hợp VĐV thi đấu với đội yếu thì hay với đội mạnh thì dở. Lúc ấy HLV phải lừa cảm giác cho rằng đối phương không đáng sợ không quá mạnh và chỉ ra điểm yếu của đối phương. Tâm lý với khán giả: VĐV thi đấu đang ở tuổi đẹp nhất, đang yêu, sắp yêu và mới lấy vợ... những khán giả này cũng tác động tới phần nào thi đấu của VĐV. 

Có VĐV nếu có người yêu cổ vũ thì thi đấu hay, có VĐV có người yêu cổ vũ thì mất tập chung. HLV phải lắm bắt được ngay để có biện pháp xử lý. HLV cũng cần hạn chế VĐV sử dụng điện thoại thông minh, bởi sẽ bị ảnh hưởng qua những bình luận trên mạng xã hội khi đang thi đấu. 

Nhìn chung việc giáo dục tâm lý tới VĐV là những tâm tình cởi mở mang tính riêng tư, có như thế chúng ta mới trở thành đồng đội của nhau không phân biệt thầy trò trong nhiệm vụ, nhưng có khoảng cách trong công việc được tập thể giao cho. Tâm lý là vấn đề muôn thữa trong cuộc sống thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng các bạn ạ. Tâm lý đáng yêu cũng đáng ghét, chúng ta phải biết phát huy những thăng hoa bùng nổ, và hạn chế tối thiểu những nguy hại do căn bệnh tâm lý mang lại. 

Nhìn chung tâm lý có hại là lo lắng và run sợ, chúng ta hãy: Nếu là VĐV thì cần có thời gian thi đấu nhiều và xác định ngày mai hoặc sắp tới là một cuộc đấu, là công việc hàng ngày của mình. Nếu là HLV thì tìm cách đưa các VĐV của mình vào trạng thái thi đấu thăng hoa bằng cách nói những gì, giấu những gì có lợi nhất cho VĐV, 

Tâm lý học là vấn để sâu rộng và trừu tượng, tôi có thể viết vài trăm trang nữa cũng không thể bao quát hết để tài này. Xin dừng lời tại đây với mục đích gợi mở đôi nét những vấn để về tâm lý học. Nói về tâm lý thi đấu ở thời kỳ 1990- 2000, các HLV và VĐV phía Nam làm tốt hơn các VĐV phía Bắc. Tôi có xem các anh Vinh, Thái ở TPHCM thi đấu, họ có những hành động và hò hét tích cực tốt trong sân. Sau đó các em Thể Công cũng học hỏi, kể từ đấy mỗi trận đấu các VĐV hô hét vang nhà thi đấu.

Ảnh: TUẤN RYAN

TÂM DỤC TÚ

Đăng nhận xét

0 Nhận xét