Xin cám ơn các bạn đã đến thăm Trang Bóng Chuyền Sài Gòn Online! Phải chăng bóng chuyền Việt Nam đang đi ngược với thời đại?

Phải chăng bóng chuyền Việt Nam đang đi ngược với thời đại?

Phải chăn bóng chuyền Việt Nam đang đi ngược với thời đại?
Năm 2013, với quyết định cấm ngoại binh thi đấu tại giải Vô đich quốc gia, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam vô tình đã đưa nền bóng chuyền vào giai đoạn "bế quan toả cảng", sự giao lưu với bóng chuyền hiện đại gần như phụ thuộc vào các đội tuyển quốc gia là chính, nếu như không có các giải quốc tế mở rộng thì hầu hết các đội bóng chuyền trong nước cũng không có cơ hội để cọ sát với các nền bóng chuyền bên ngoài.
Phải chăng bóng chuyền Việt Nam đang đi ngược với thời đại?

Cấm ngoại binh và đào tạo cầu thủ trẻ không liên quan?

Nhìn lại trận đường 6 năm qua, nền bóng chuyền Việt Nam cũng không thể đào tạo ra nhiều lực lượng trẻ kế thừa, điển hình như đội hình đội nữ Ngân Hàng Công Thương vẫn đang sử dụng nhiều lão tướng đã ngoài 30 tuổi, Thể Công sau thời gian dài thống trị bóng chuyền Việt Nam cũng gặp vấn đề từ công tác đào tạo trẻ,...Những vấn đề trước và sau khi cấm ngoại binh đã đưa ra câu trả lời rằng: Nó không liên quan đến với nhau. Vấn đề đào tạo VĐV kế thừa Việt Nam thì rất nhiều:

Đầu tiên là yếu tố con người


Thật sự là nguồn nhân vật lực của chúng ta quá yếu, việc đưa bóng chuyền vào trường học, phổ cập bóng chuyền đến tất cả người dân, xây dựng niềm đam mê cho giới trẻ thì vấn đề này mới có thể trong 10 năm tới thay đổi được.

Công tác đào tạo VĐV kém hiệu quả


Thật sự mà nói cách đào tạo VĐV cực kỳ kém hiệu quả, Tôi có lần ngồi nghe các Lãnh đạo nói chuyện với nhau, yêu cầu thay đổi độ tuổi đào tạo VĐV từ 23 tuổi lên 25 tuổi để tận dụng số thời gian sử dụng VĐV lâu hơn 2 năm như bóng đá, lý do vì độ tuổi trưởng thành của VĐV bóng chuyền hơi muộn. Nhưng các vị lãnh đạo chỉ nghỉ đến kéo dài độ tuổi đào tạo lên 25 tuổi, nhưng không bao giờ nghĩ rằng cách đào tạo và sử dụng người của chính họ đang có vấn đề, Tôi đã nói chuyện với nhiều chuyên gia nước ngoài đã và quan tâm đến bóng chuyền Việt Nam thì hiệu quả trong bóng chuyền Việt Nam cũng như các môn khác rất thấp, từ tác phong làm việc của Ban Huấn Luyện đến Sinh hoạt tập luyện của VĐV trẻ đều kém, thiếu ý thức và quan điểm thời gian, ở Việt Nam chúng ta tập luyện 1 năm bằng 3 tháng của Nhật Bản và Trung Quốc, như thế thì bảo sao VĐV chúng ta trưởng thành rất muộn và tỉ lệ thành công thấp.

Nguyên nhân là do tác hại của Cấm ngoại binh thời gian quá dài


Trong khi các nước trong khu vực Đông Nam Á thì sao? Sau khi bóng chuyền Việt Nam cấm ngoại binh thì đến 2013, Indonesia đã tích cực phát triển bóng chuyền, đẩy mạnh giải đấu quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp làm bóng chuyền, rất nhiều VĐV bóng chuyền có tiếng tăm thế giới đã chọn Indonesia làm bến đổ (Dĩ nhiên là những VĐV bên kia sườn dốc nhưng vẫn đủ hơn tầm cầu thủ nội của họ), cũng rất nhiều VĐV trẻ của Indonesia cũng được đưa đi nước ngoài tập huấn dài hạn, tất cả đều đẩy trình độ VĐV bóng chuyền cả Nam và Nữ tiến lên một bậc mới. Riêng về Philipines thì để chuẩn bị cho SEA Game tới, thì bóng chuyền cũng đã được quan tâm từ 2 năm trước, không chỉ VĐV ngoại được mời về thi đấu mà cả HLV ngoại cũng được tin dùng tại giải quốc nội, các giải đấu hấp dẫn đều được họ chuẩn bị rất kỹ càng.
Năm 2019, bóng chuyền Việt Nam cũng có nhiều bước tiến mới mẽ, nhưng dần không theo kịp bước của các nước trong khu vưc, một phần cũng vì sự quản lý yếu kém từ các lãnh đạo thiếu năng lực, cần có sự điều chỉnh kịp thời để bóng chuyền có sức sống hơn.
NGUYỄN HOÀNG HÀO