Xin cám ơn các bạn đã đến thăm Trang Bóng Chuyền Sài Gòn Online! SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge

SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge

SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge
Tại giải bóng chuyền trong nhà ở SEA Games 31, đang diễn ra tại NTĐ Đại Yên tỉnh Quảng Ninh, BTC và Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam đã sử dụng các Hệ thống Công nghệ thông tin vào trong quá trình điều hành tất cả các trận đấu như: E-Scoresheet (Biên bản điện tử), VIS (Thống kê kỹ thuật),…Tất cả các dữ liệu của trận đấu, đều được truyền trực tiếp về Hệ thống giám sát của Liên đoàn Bóng chuyền Châu Á (AVC). Đặc biệt, ở giải lần này BTC SEA Games 31 và Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam đã đưa Hệ thống Video Challenge vào sử dụng tại tất cả các trận đấu bóng chuyền trong nhà tại SEA Games 31. Đây là lần thứ 2 hệ thống Video Challenge được sử dụng tại Việt Nam (Lần thứ nhất, thử nghiệm tại Giải Bóng chuyền U23 nữ Châu Á – 2019 tại Hà Nội).

Hệ thống Video Challenge (Gọi tắt là VAR) của môn bóng chuyền trong nhà, có những tính năng tương tự như hệ thống VAR của bóng đá nhưng chi tiết hơn rất nhiều.

Hệ thống bao gồm 22 camera chuyên dụng, có độ phân giải cao, được kết nối với nhau bằng hệ thống mạng LAN nội bộ, qua 3 hệ thống sever, trước khi truyền hình ảnh trực tiếp về máy chủ. Các máy quay được bố trí đều khắp trên sân, ở những vị trí thường gây tranh cãi hoặc trọng tài không thể quan sát kịp, hệ thống bố trí như sau:

- Ở sân mỗi đội có 8 camera bao gồm: 2 camera giám sát 2 đường biên dọc, 3 camera giám sát toàn sân của đội, 2 camera giám sát đường biên ngang, 1 camera giám sát vạch tấn công 3m. Tổng cộng 16 camera

- 4 camera được lắp đặt trên cột lưới, mỗi cột 2 camera giám sát mép trên, mép dưới và vạch giữa sân

- 2 camera được lắp sau bàn giám sát của trận đấu để giám sát toàn bộ sân thi đấu

Tất cả hình ảnh từ các máy quay được truyền trực tiếp về sever chính (máy chủ), trọng tài VAR sẽ yêu cầu bộ phận kỹ thuật quay chậm lại tình huống khi HLV của các đội yêu cầu và đưa hình ảnh lên màn hình của Nhà thi đấu, để công khai minh bạch.

Các tình huống mà các đội sẽ yêu cầu xem lại VAR bao gồm:: Net Fault, Ball In/Out, Block Touch, Antenna Touch, Foot  Fault.

Mỗi đội có 2 lần yêu cầu VAR, nếu yêu cầu đúng thì được bảo lưu 2 lần, còn nếu yêu cầu không đúng thì sẽ mất 1 lần yêu cầu VAR.

Chính nhờ hệ thống Video Challenge mà các trận đấu ở SEA Games 31 đang diễn ra trở nên hấp dẫn, công bằng. Điều đó chứng tỏ 2 ĐTQG nam và nữ của Việt Nam vào tranh cả 2 trận chung kết nam và nữ hoàn toàn xứng đáng, bằng chính chuyên môn và tinh thần mạnh mẽ.

SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge
SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge
SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge
SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge
SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge
SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge
SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge
SEA Games 31 công bằng và hấp dẫn hơn với hệ thống Video Challenge
Ảnh: TUẤN RYAN

 THANH NAM

Đăng nhận xét

0 Nhận xét