Xin cám ơn các bạn đã đến thăm Trang Bóng Chuyền Sài Gòn Online! Các cầu thủ cần phải biết bảo vệ mình...?

Các cầu thủ cần phải biết bảo vệ mình...?

Các cầu thủ cần phải biết bảo vệ mình...?
Đứng ở một gốc độ chuyên nghiệp thì chuyện đi đêm, quan hệ giữa các đội bóng, CLB với VĐV thì đâu có gì lạ? Không phải chỉ ở Việt Nam mới có, mà đâu phải chi có bóng chuyền và bóng đá mới có, nó chỉ khác là cách làm việc thôi. Ví dụ như ở nước ngoài thì CLB muốn chuyển nhượng thì họ liên hệ với người đại diện pháp lý (như siêu cò Jorge Mendes) để thương lượng đàm phán về hợp đồng, tính pháp lý...

Không có hợp đồng thì đừng nói chuyện luật...

Nhưng ở Việt Nam thì bóng chuyền làm gì mà có? VĐV không hiểu hết về luật, cũng không nắm được hợp đồng trong tay, chỉ biết đến giải là thi đấu, đến tháng nhận lương... Nói chung trong một nền thể thao chuyên nghiệp, thì VĐV cũng như 1 trận đấu vậy, nó đều là sản phẩm được đào tạo ra, sử dụng và chuyển nhượng đi, nếu đứng ở gốc độ chuyên nghiệp thì chuyện chuyển nhượng là rất bình thường, chỉ cần đôi bên cùng có lợi thì đúng luật mà tiến hành thôi. Ví dụ như chi phí đào tạo VĐV ra là 1.5 tỉ,... Đội bóng đào tạo ra báo giá là 2 tỉ để chuyển nhượng, ai đem 2 tỉ qua tôi chuyển nhượng, hoăc có thể hơn, dựa vào tầm quan trong, độ nổi tiếng và phong độ của VĐV. Tất cả nó sẽ được ghi rất rõ vào hợp đồng. Còn nếu không có hợp đồng thì đừng nói chuyện luật lệ hay quy chế gì được cả, đến đấy thì chỉ nói về tình cảm thôi.

Cầu thủ cần phải biết nghĩ cho tương lai

Đứng về phương diện tình cảm thì đội bóng đào tạo ra VĐV, thì về mặt tình cảm ít nhiều cũng sẽ có, nhưng thế nào là đủ, thế nào không có tình cảm? Nếu là người trong cuộc thì mới hiểu được hết những gì mà VĐV ấy quyết định. Có ai đảm bảo là đội bóng đấy sẽ lo cho bạn được khi bạn bị chấn thương, có ai đảm bảo cho bạn nữa đời còn lại ngoại trừ ba mẹ bạn? Chính vì vậy nếu đội bóng có tình cảm tốt sẽ cảm hoá cho VĐV và giữ chân VĐV đấy được, còn chuyện VĐV đấy thích ra đi,... thì đội bóng đành chịu nên làm thì cứ làm thôi, xứ lý về tình cảm và theo luật lệ thôi. Nhiều bài viết cứ đưa Ngọc Hoa, Hữu Hà... vào để ví dụ, vậy thì phải đưa cho đúng tình tiết, đừng có viêc theo kiểu lập trường ba phải, thích dẫn dắt dư luận. Ví dụ Christiano Ronaldo - CR7 cũng từ Manchester United ra đi, chuyển qua Real Madrid, giờ là Juventus đấy thôi. Họ vẫn là VĐV chính mình, họ chuyên nghiệp hơn mình nghĩ. 
Cái quan trọng là VĐV đang trong giai đoạn hợp đồng, họ toàn tâm toàn lực thi đấu cho đội bóng của họ, đấy chính là đao đức nghề nghiệp, cái tâm với nghề. Còn cuộc sống mà, ai cũng có muốn vươn lên ước mơ cao đẹp và đỉnh cao sự nghiệp, chứ không hẵn vì đồng tiền. Ví dụ như nếu 3T - Từ Thanh Thuận tiếp tục ở lại Vĩnh Long với mức lương cao hơn anh ấy nhận được ở Khánh Hoà thì đến giờ chắc gì anh ta đạt được thành tích như anh ấy ở đội Sanest Khánh Hoà, làm sao có thể đạt được đỉnh cao nhất của sự nghiệp.
Cái tốt nhất là khi mà quy chế chưa thật sự hình thành đúng quy luật của nó thì đội bóng và VĐV phải biết bảo vệ chính mình. Tôi nghĩ Hiệp hội VĐV bóng chuyền chuyên nghiệp cần được ra đời để bảo vệ quyền lợi VĐV. Đội bóng nên có hợp đồng chặc chẽ hơn để được bảo vệ quyền lợi của đôi bên. Ngoài hợp đồng đào tạo, hợp đồng lao động thì cần có hợp đồng phụ.... cái này Luật sư họ nắm rõ lắm, chỉ cần nhờ họ tư vấn là các cuộc tranh chấp sẽ trở nên dễ dàng và đúng luật hơn!
NGUYỄN HOÀNG HÀO