Xin cám ơn các bạn đã đến thăm Trang Bóng Chuyền Sài Gòn Online! Cuộc hội ngộ thân tình của thầy trò bóng chuyền TPHCM một thời vang bóng tại... Mỹ

Cuộc hội ngộ thân tình của thầy trò bóng chuyền TPHCM một thời vang bóng tại... Mỹ

Trong Hội Cựu Bóng Chuyền Sài Gòn có biết bao nhiêu người xuất thân từ lò huấn luyện Năng khiếu Thành phố HCM...?
Nhiều lắm và các cựu cầu thủ này từng là nòng cốt Đội tuyển Quốc Gia, đội mạnh toàn quốc hay cũng là hạng A toàn quốc.... Những ngày đầu lớp Năng khiếu Bóng chuyền Thành phố HCM mở từ năm 1979 và người Thầy đầu tiên là anh Tống Thành Quan, một người Thầy có tầm vóc khiêm tốn (dưới 1m7) đối với môn thể thao dành cho người khổng lồ...
Nhưng thành tích của anh thì đáng khâm phục: Trước năm 1975, anh học và thi đấu cho đôi Bóng chuyền Sinh viên Đại học Khoa học Sài Gòn, với thành tích 4 năm liền vô địch giải Sinh viên, anh được tuyển vào Đội tuyển Sinh viên Sài Gòn và được công nhận là Lực sĩ quốc gia hạng B ( # cấp I sau này, có lương bổng hàng tháng). Sau 1975, anh tiếp tục vừa thi đấu vừa huấn luyện và được Tổng cục TDTT phong Cấp I, Điều đáng nói về Anh không phải là thành tích thi đấu mà chính là không một cựu Bóng chuyền nào từng được Anh dạy bảo không công nhận anh là người Thầy huấn luyện kỹ thuật cơ bản Bóng chuyền hay nhất, chuẩn mực nhất (Cho đến thời điểm này) - Các Cựu cầu thủ đã biết chỉ có nền tảng kỷ thuật cơ bản tốt + với Năng khiếu thể chất mới hình thành một vận động viên đẳng cấp thực sự. Yêu nghề phải nói chính xác là đam mê, anh đã đào tạo bao lứa năng khiếu từ khóa 1 năm 1979 đến khi anh đi định cư tại Houston Taxas: Nhiều vận động viên thành danh như: Xuân Thái, Trung Kiên, ...(Khóa 1), Hữu Vinh, Quốc, Thiện, Định Tường.... (Khóa 2 ), Bá Nghị (Khóa 3) và cả đội hình Seaprodex...và nhiều tên tuổi khác làm nòng cốt cho các độii bóng chuyền Thành phố HCM.
Gọi phone thăm hỏi anh, vẫn như ngày nào trong con tim anh niềm đam mê Bóng chuyền của anh tưởng ngủ quên nay như thắp lửa lại, anh hào hứng khi nhắc lại những năm tháng sống cùng Bóng chuyền và anh vẩn thầm lặng theo dõi những trận đấu Bóng chuyền của Đội tuyển Việt Nam và anh còn đóng góp ý kiến: Hai năm nay trình độ VĐV đội tuyển VN tương đương với đội tuyển Thailand, một cơ hội tốt để đạt thành tích cao nhất, nhưng phát bóng, một vũ khí lợi hại lại là khiếm khuyết hiện nay của Đội tuyển, chưa phát huy được uy lực và sự lợi hại trong kỷ thuật phát bóng từng cá nhân củng như chiến thuật phát bóng của toàn đội để khai thác điểm yếu hoạc phá sơ đồ chiến thuật đối phương, vì khi phát bóng bình thường đối phương triển khai tấn công với 5 mũi tấn công quá dễ kiếm điểm.
Thật vui khi anh Trung Kiên hội ngộ cả anh Tống Thành Quan và anh Trần Đình Dũng, là đàn em anh Quan người tiếp nối sự nghiệp của anh, với sự tận tụy, yêu nghề và bộc trực anh Dũng đã quản lý và đào tạo những thế hệ tiếp theo.
KHÁNH NGUYỄN