Xin cám ơn các bạn đã đến thăm Trang Bóng Chuyền Sài Gòn Online! Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao

Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao

Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Hiện nay trong xu hướng huấn luyện bóng chuyền hiện đại cùng với việc huấn luyện kỹ, chiến thuật thì nội dung huấn luyện thể lực lại rất được các HLV chú trọng đề cao bởi vì mức độ ảnh hưởng của thể lực là một trong những nhân tố quyết định giúp VĐV đạt được năng lực phong độ có thành tích cao 
Trong huấn luyện thể lực gồm 5 tố chất chính đó là: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mền dẻo và khả năng phối hợp, cả 5 tố chất này điều có mối liên quan mật thiết với nhau.
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Biểu đồ của mối quan hệ giữa các tố chất vận động.
Trong 5 tố chất trên thì khả năng phối hợp và mền dẻo là 2 tố chất căn bản để bổ trợ cho 3 tố chất còn lại là sức nhanh, sức mạnh và sức bền, từ 3 tố chất đó phối hợp với nhau ta lại có những tố chất khác nhau (xem hình 6.1) . Trong các môn thể thao có bóng nói chung và môn bóng chuyền nói riêng thì phải cần đến nhiều tố chất khác, ví dụ như trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay thì phải cần có sức mạnh tối đa thì mới đưa bóng đi xa được, nhưng để bắt bước 1 và phòng thủ tốt, hay chắn bóng thì ngoài sự phán đoán thì phải di chuyển và chọn vị trí thích hợp để thực hiện động tác thì cần phải có sức nhanh (tốc độ di chuyển và tốc độ phản xạ), để đập bóng mạnh và nhanh, hay bật cao chắn bóng thì phải cần sức mạnh bộc phát, nhưng để duy trì tất cả những những kỹ thuật như phát bóng, đệm bước 1, chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng, và phòng thủ trong suốt thời gian của trận đấu thì phải cần sức mạnh bền tốc độ. Do đó bóng chuyền là một môn thể thao yêu cầu tất cả tố chất trong vận động.
- Mềm dẻo và khả năng phối hợp là yếu tố căn bẳn.
- Sức nhanh là yếu tố bổ trợ để thực hiện tốt trong các động tác kỹ thuật.
- Sức bền là yếu tố quyết định để giành lấy chiến thắng trong những điểm và ván cuối của môn bóng chuyền.
- Sức mạnh là tố chất quan trọng nhất trọng môn bóng chuyền. 
Lý do sức mạnh là tố chất quan trọng nhất trong môn bóng chuyền bởi vì nếu không có sức mạnh thì sẽ không thực hiện được bất kỳ một kỹ thuật nào trong môn bóng chuyền. Khi thực hiện 1 động tác kỹ thuật như phát bóng, đệm bước 1, chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng, và phòng thủ thì phải tham gia một số cơ nhất định, nếu số lượng cơ tham gia càng nhiều, cơ càng dài và dày thì sức mạnh càng lớn để mới có thể tạo ra một lực bật càng cao thì mới có thể đập bóng trên tay chắn của đối phương, và lực đập bóng càng mạnh thì bóng sẽ bay nhanh hơn và gây khó khăn cho hàng thủ của đối phương… như vậy xác xuất mang lại chiến thắng sẽ là rất cao. 
Huấn luyện thể lực trong môn Bóng Chuyền theo lứa tuổi.
Trong quá trình đào tạo VĐV Bóng chuyền để đạt được thành tích cao trong các giải đấu là một quá trình đào tạo lâu dài, như trong môn bóng chuyền việc tập luyện phải bắt đầu từ rất sớm và toàn diện về các mặt như kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý, nhưng để phân bổ thời gian tập luyện của các nội dung trên sao cho hợp lý, hài hòa và phù hợp với từng trình độ và độ tuổi của VĐV là một bài toán khó được đặt ra cho các HLV, theo như học giả người Tây Ban Nha Ricardo Vargas Rodriguez (1982) trình bày trong cuốn sách “Huấn luyện thể lực trong môn Bóng Chuyền” cho rằng tỷ lệ % của các nội dung tập trong môn Bóng chuyền theo từng độ tuổi được phân bố như sau:
- Bắt đầu luyện tập (dưới 10 tuổi ).
Trong giai đoạn này chỉ nên thực hiện động tác kỹ thuật, chiến thuật và thể lực thông qua những trò chơi vận động, vì ở độ tuổi này không có sự tập trung cao độ, hay nhàm chán với những bài tập được lập đi lập lại nhiều lần, chính vì vậy trò chơi vận động tạo nên hưng phấn cho người tập, ngoài ra ở độ tuổi này xương chưa phát triển hết để có đủ khoẻ và sức mạnh để thực hiện động tác kỹ thuật, còn riêng về phần thể lực thì nên phát triển tố chất mền dẻo, sức nhanh, sự phối hợp của các bộ phận trên cơ thể, không nên phát triển nhiều về sức bền và sức mạnh ở trong giai đoạn độ tuổi này.
Độ tuổi từ 10-12.
Trong các nội dung tập luyện ở giai đoạn độ tuổi này từ 10-12 tuổi được chia ra làm 3 nội dung chính đó là, thể lực, kỹ thuật và chiến thuật, trong đó ta có
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Ngoài 60% tổng thời gian tập luyện của thể lực ta lại có sự phân chia nhỏ khác: 
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Như biểu đồ trên ta thấy tầm quan trọng của sức mạnh ở độ tuổi này không phải là mục tiêu chính để tập luyện mà chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhất 12%, trong khi đó tốc độ và phối hợp (linh hoạt và khéo léo) lại chiếm với tỷ lệ cao nhất là 25% của tổng thời gian nội dung tập luyện, sau đó đến phát triển sự mền dẻo 20% và phát triền cơ 18%.
Độ tuổi từ 13-14:
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Cũng như các nội dung tập luyện ở giai đoạn độ tuổi này  từ 10-12 tuổi thì ở độ tuổi 13-14 cũng được chia ra làm 3 nội dung chính đó là, thể lực, kỹ thuật và chiến thuật , nhưng khác ở độ tuổi trước tỷ lệ % thời gian tập của thể lực giảm xuống 10 % và chỉ còn 50% , và thời gian đó cộng cho phần chiến thuật là 20%, còn phần kỹ thuật vẫn giữ nguyên với tỷ lệ là 30% của tổng thời gian tập luyện. Trong 50% của thể lực ta lại chia nhỏ ra thì lại có:
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Theo như biểu đồ trên ta thấy ở độ tuổi này để phát triển thể lực thì sức mạnh được chú trọng nhiều nhất với tỷ lệ là 30%, kế tiếp mới đến tốc độ di chuyển và sự nhanh nhẹn, khéo léo 20%, sau đó là tốc độ phản xạ và yếu tố mền dẻo chiếm 15% của tổng thời gian tập luyện của phần thể lực
Độ tuổi từ 15-16:
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Cũng giống như giai đoạn trước thì ở giai đoạn độ tuổi này từ 15-16 tỷ lệ phần % thời gian tập thể lực cũng giảm xuống 10% và còn lại 40%, trong đó chiến thuật và kỹ thuật chiếm tỷ lệ cân bằng nhau là 30%. Trong 40% của thể lực có được ta lại chia nhỏ ra thành:
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Như biểu đồ minh hoạ trên ta thấy có sự khác biệt trong quá trình tập luyện thể lực ở giai đoạn này được chia ra làm 2 loại khác nhau:
- Phát triển thể lực chung.
- Phát triển thể lực kết hợp với các bài tập kỹ thuật và chiến thuật (thể lực chuyên môn).
Trong thể lực chung ta thấy sức mạnh vẫn chiếm tỷ lệ thời gian nhiều nhất 40%, sau đó mới đến sức bền và tốc độ 20%, cuối cùng là mềm dẻo và sự linh hoạt và khéo léo chỉ chiếm có 10%.
Còn về phát triển thể lực chuyên môn thì tốc độ chiếm vị trí ưa tiên hàng đầu 40%, sau đó mới đến phát triển sức mạnh 30%, và cuối cùng là sức bền, sự nhanh nhẹn và khéo léo chiếm tỷ lệ 15% của thời gian tập luyện.
Độ tuổi từ 17-18:
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Trong giai đoạn độ tuổi này thì có sự thay đổi về tỷ lệ % nội dung tập, như chúng ta quan sát ở biểu đồ trên thì thể lực chỉ chiếm với tỷ lệ ít nhất là 30%, còn kỹ thuật và chiến thuật chiếm đến 35% tổng thời gian tập luyện . Tuy chỉ chiếm với tỷ lệ là 30% nhưng nội dung bài tập thể lực cũng được chia ra rất phong phú như sau:
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao

Ở nội dung phát triển thể lực chung thì sức mạnh vẫn chiếm ưa thế đầu tiên là là 30%, sau đó mới đến sức bền và tốc độ chiếm với tỷ lệ 25%, và cuối cùng là ép dẻo, nhanh nhẹn, khéo léo chỉ chiếm với 10% tổng thời gian tập luyện.
Còn về phần phát triển thể lực chuyên môn thì sức mạnh vượt trội hơn hẳn với 40% tỷ lệ thời gian, kế tiếp là tốc độ và bền tốc độ chiếm 25%, sau cùng là sự nhanh nhẹn và khéo léo chỉ có tỷ lệ rất thấp là 10%.
Độ tuổi từ 19-20 trở lên:
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Như biểu đồ trên ta thấy ở giai đoạn này thì tỷ lệ % thời gian dành cho phần chiến thuật với 40% là nhiều nhất, sau đó mới đến kỹ thuật và thể lực với tỷ lệ bằng nhau là 30%. Trong 30 % của thể lực ta lại có:
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Phần sức mạnh chung thì sức mạnh vẫn được quan tâm hàng đầu với tỷ lệ là 30%, sau đó là sức bền 25%, kế tiếp tốc độ 20%, ép dẻo 15% và cuối cùng nhanh nhẹn và khéo léo 10%.
Trong khi đó sức mạnh chuyên môn thì sức mạnh vẫn chiếm vị trí đầu tiên với con số 35%, sau đó yếu tố bền tốc độ 30%, kế tiếp tốc độ là 20%, và sau cùng là sự nhanh nhẹn và khéo léo chỉ chiếm có 15% của thời gian tập luyện.
Ngoài đánh giá của Ricardo Vargas Rodriguez (1982) thì Y.D.Zeletnialk chỉ có cái nhìn khác và tổng quát trong huấn luyện thể lực trong môn Bóng chuyền như sau:
Huấn luyện thể lực trong bóng chuyền quyết định đến thành tích cao
Thông qua sự phân chia tỷ lệ % nội dung tập luyện của môn bóng chuyền trong quan điểm của Y.D.Zeletnialk thì phần thể lực chung mới bắt đầu tập là 40% rồi sau đó giảm dần xuống đến 10%, còn phần thể lực chuyên môn vẫn giữ ở mức 20%, riêng phần kỹ thuật ở mức 30% và tăng lên 35% ở độ tuổi 15-18, trong khi đó chiến thuật lúc mới bắt đầu chỉ có 10% nhưng tăng dần đến 40% ở độ tuổi 19-20.
Ngoài ra Cortegaza.L và Đại.L (2010) sau khi áp dụng chương trình tập luyện của Y.D.Zeletnialk cho các đội bóng chuyền tỉnh Matanza, Cuba thấy với xu hướng phát triển môn bóng chuyền hiện nay thì cần có một số sự thay đổi như sau: tỷ lệ % của kỹ thuật-chiến thuật là 40% tổng thời gian tập luyện, còn phần thể  lực chung-chuyên môn là 60% ở độ tuổi 10-12, đến 13-16 tuổi thì tỷ lệ kỹ thuật-chiến thuật tăng 45%, còn phần thể  lực chung- chuyên môn là 55%, và khi VĐV đến 17-20 tuổi thì phần kỹ thuật-chiến thuật và phần thể  lực chung-chuyên môn chia điều cho nhau là 50% và 50%, từ 21-24 tuổi thì 55% tỷ lệ thời gian dành cho phần kỹ thuật-chiến thuật, còn phần phần thể  lực chung-chuyên môn là 45 %, và khi đến 24 tuổi trở lên 60% thời gian dành cho phần kỹ thuật-chiến thuật còn lại 40% cho phần thể  lực chung-chuyên môn. 
Trong đó nội dung của phần thể lực chung và thể lực chuyên môn là tỷ lệ nghịch với nhau, khi mới bắt đầu tập ở 10-12 tuổi phần thể lực chung chiếm 45% nhưng càng về sau càng giảm đến năm từ 24 tuổi trở lên chỉ còn 10% tổng thời gian tập, còn phần thể lực chung lúc mới đầu chỉ chiếm 15% nhưng tăng dần cho đến năm 19-20 tuổi lên đến 30 % tổng thời gian tập, và vẫn giữ như vậy cho đến trên 24 tuổi.
TIẾN SĨ LƯƠNG CAO ĐẠI (Trường ĐH TDTT TPHCM)